Bác sĩ Chang, Chủ tịch Hội đồng Y tế Chăm sóc cuối đời tại Học viện Y học Chăm sóc cuối đời và Giảm nhẹ Mỹ, cho biết: "Đôi khi họ sẽ nói: Tôi đã sẵn sàng hoặc Tôi không hối tiếc. Chúng tôi cũng hỗ trợ liên lạc giữa bệnh nhân và người thân. Chúng tôi có thể nghe những câu như: Cảm ơn, Cha/mẹ yêu con, Xin hãy tha thứ cho tôi hoặc Tạm biệt".
“Được ở bên và hỗ trợ bệnh nhân đến cuối đời là một khoảnh khắc rất đặc biệt. Họ mời bạn tham gia hành trình của họ ngay cả khi cuộc đời này kết thúc. Chúng ta có thể là một phần của khoảnh khắc khi bệnh nhân cảm thấy sẵn sàng kết thúc chương cuối của cuộc đời”, nữ bác sĩ chia sẻ.
Julie McFadden, ở Los Angeles, California (Mỹ), đã làm công việc y tá hơn 15 năm và tham gia lĩnh vực chăm sóc cuối đời hơn 7 năm. Cô bắt đầu chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình trên mạng xã hội và có hơn 1,2 triệu người theo dõi và 12,4 triệu lượt thích.
Chăm sóc cuối đời giúp đỡ những bệnh nhân mắc bệnh nan y giảm bớt nỗi đau, đáp ứng các nhu cầu về tình cảm và tinh thần của họ.
Y tá McFadden tiết lộ điều phổ biến nhất mà mọi người nói ngay trước khi chết là "Cha/mẹ yêu con" và họ thường gọi tên bố hoặc mẹ của mình, những người thường đã qua đời.
'Nói chuyện hằng ngày với những người sắp chết có thể thấy vấn đề lớn nhất là không quan tâm tới sức khỏe. Chúng ta coi nhiều thứ là điều hiển nhiên như có thể nhìn thấy, ăn uống, đi lại. Rất nhiều người nói rằng họ không đánh giá cao những điều đó và họ ước mình đã không làm vậy”.
Mọi người cũng nói rằng họ ước đã không làm việc suốt đời. Phụ nữ nói về việc ăn kiêng, hối tiếc vì đã lo lắng về cơ thể của họ trông như thế nào, hoặc không ăn cái này hay không ăn cái kia vì chế độ ăn kiêng.
Một điều phổ biến khác mà mọi người nói lúc cuối đời là “không thể hiện bản thân với gia đình hoặc những người thân yêu".
Y tá McFadden nói: 'Nếu ai đó từng cãi nhau, họ nói: Tại sao tôi không nói lời xin lỗi sớm hơn? Tại sao chúng ta không hàn gắn mọi thứ sớm hơn?".
Khi phải đối mặt với cái chết của chính mình, một số người nghĩ về cái chết của cha mẹ. Họ nói: "Tôi chưa bao giờ hỏi cha mẹ, ký ức tuổi thơ yêu thích nhất của họ là gì?".
Ngôn ngữ mà mọi người nói cũng có thể thay đổi vào phút cuối đời. “Ngôn ngữ đầu tiên của họ là tiếng Italy nhưng họ đã sống ở một nơi nào đó và nói tiếng Anh suốt 50 năm. Tuy nhiên, khi sắp chết, họ sẽ quay lại nói tiếng Italy", y tá McFadden kể.
Bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ, Tiến sĩ Simran Malhotra nhận định, những gì bệnh nhân nói trong hơi thở cuối cùng tùy thuộc vào độ tuổi: “Những bệnh nhân lớn tuổi thường chia sẻ những điều như: Tôi đang bình yên hoặc Tôi đã có một cuộc sống tốt đẹp. Trong khi đó, các bệnh nhân trẻ tuổi dường như muốn nói: Tôi chưa sẵn sàng chết, tôi còn rất nhiều việc phải làm”.
Trên một khoảnh đất nhỏ nằm giữa nghĩa trang, 3 huyệt mộ được đào nằm chung chỗ. Khoảng cách giữa các huyệt chỉ vài gang tay. Lần lượt linh cữu của từng người được hạ xuống đất trong tiếng nấc nghẹn của người thân.
Trước đó, vào khoảng 7h sáng 6/3, như thường lệ, chị Hồng chở theo 3 con nhỏ Hoàng Văn B. ( SN 2014), Hoàng Kim O. (SN 2016), Hoàng Văn T. (SN 2018) đến trường học.
Khoảng cách từ nhà đến trường chỉ hơn 2km, thế nhưng đi chưa được bao xa, xe tải đi sát phía sau không làm chủ được tốc độ đã cán tử vong 3 mẹ con. Chỉ duy nhất cháu nhỏ Hoàng Văn T. may mắn sống sót, được người dân gần đó chuyển đi cấp cứu.
Chiếc xe máy đỏ, phương tiện đón con hàng ngày cũng bị cuốn vào gầm xe tải, vỡ nát thành nhiều mảnh.
Thương cho số phận những mảnh đời hẩm hiu, một thùng giấy nhỏ được đặt sát chỗ nằm xuống của 3 mẹ con, người tham gia giao thông, người dân gần đó của ít lòng nhiều, thắp nén hương cho các nạn nhân.
Sau khi lực lượng chức năng hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, thi thể của 3 mẹ con được chuyển lên xe cứu thương đưa về nhà.
Chiều cùng ngày hôm xảy ra tai nạn, anh Hoàng Văn Tâm (SN 1991) là chồng – cha của 3 mẹ con chị Nguyễn Thị Hồng mới kịp trở về bên vợ con. Anh Tâm là công nhân làm thêm tại một nhà máy tại tỉnh Hải Dương. Khi nhận được tin dữ, anh cùng người thân bắt taxi trở về.
Tới nhà, anh đã không thể đứng vững khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng. Bộ bàn ghế tại phòng khách đã được chuyển đi nơi khác, nhường chỗ đặt thi thể vợ và 2 con. Trước di ảnh của những người thân yêu nhất, anh gục ngã không tin nổi vào mắt mình.
"Vợ ơi, con ơi, anh vừa mới đi mà... Sao bỏ anh ở lại một mình. Anh biết sống sao đây", anh Tâm nghẹn ngào bên cỗ quan tài lạnh ngắt.
Vợ chồng anh Tâm là người cùng quê. Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng, chăn nuôi nên cuộc sống khá chật vật. Để có thêm thu nhập, anh Tâm đi khắp nơi tìm việc.
Sau bao năm tích cóp, cộng với khoản vay mượn hơn 100 triệu đồng từ người thân, anh chị cũng xây được ngôi nhà mới như hằng mong ước để cả gia đình an toàn hơn trong những ngày mưa gió.
Anh Nguyễn Quỳnh Đạo (SN 1982, trú xã Nghĩa Trung), người thân nạn nhân cho biết, bà Đặng Thị Phương (SN 1967, mẹ anh Tâm) mù hẳn mắt trái từ năm trước, mắt phải nay cũng kém dần.
“Ông Hoàng Văn Thành (SN 1966, bố anh Tâm) không may lên cơn đột quỵ cách đây khoảng 20 ngày, Tâm ở nhà chăm sóc bố. Gần đây, khi sức khoẻ ông Thành đỡ hơn nên Tâm mới ra Hải Dương làm việc”, anh Đạo tâm sự.
Ngày đưa tang mẹ và 2 anh chị, em út Hoàng Văn T. vẫn đang phải điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Em đã được tiến hành phẫu thuật cấp cứu xử trí làm sạch vết thương, cắt lọc, lấy bỏ phần dập nát hoại tử và khâu vết thương.
Chăm sóc cháu tại bệnh viện, chị Nguyễn Thị Hoa xót xa: “Từ hôm qua đến giờ cháu không hề quấy khóc hay đòi bố mẹ. Đêm hôm qua, do đau quá nên cháu thức giấc nhiều lần và phải dùng thuốc 2 lần mới đỡ đau. Rồi bố con nó biết sống sao đây…”
Chi phí chữa trị cho T. cùng khoản nợ chưa thể trả hết lúc làm nhà là gánh nặng với người đàn ông kém may mắn. Rất mong hai cha con nhận được sự quan tâm của các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ để tương lai bớt vất vả, gập ghềnh.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Hoàng Văn Tâm, trú tại xóm Bùi Hạ, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. SĐT 0385703232 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2023.056(anh Hoàng Văn Tâm) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148.Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |